Cây hồng nhung (Diospyros Philippensis) thuộc họ thị, là loài cây đặc hữu của Philippines được du nhập về Việt Nam. Cây này được trồng rộng rãi làm cây cảnh quan ở nhiều nước châu Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan và các vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Cây mang hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực mọc thành cụm xim hay chùm 3 – 7 hoa, có mùi thơm, phủ đầy lông, cánh hoa màu trắng, phủ nhiều lông sáng, có nhiều nhị. Hoa cái mọc đơn độc, hình thái gần giống hoa đực. Quả mọng có đài đồng trưởng.
Đặc điểm độc đáo của cây là hình thái quả. Quả dạng hình trứng tròn, vỏ quả có lớp lông bao phủ, khi quả non, lớp lông có màu xanh, lúc quả trưởng thành lớp lông này chuyển sang màu vàng, rồi vàng cam và đỏ nâu khi quả chín. Lớp lông nhung trên vỏ quả là một đặc điểm gây ấn tượng cho nhiều người.
Ban đầu, loài cây này được trồng để lấy gỗ và được người Philippines gọi là kamagang. Sau khi người dân bản xứ phát hiện quả ăn được, cây được trồng để sản xuất nhiều quả nơi trên quần đảo với tên gọi là Mabolo. Từ đó, tên tiếng Anh của loài cây này là Malobo hoặc Malobo tree. Hiện nay, cây được trồng rộng rãi làm cây cảnh quan.
Tên gọi phổ thông của cây được đặt theo đặc điểm của quả, ví dụ như Hồng nhung (Việt Nam), Dị sắc thị (Trung Quốc), Mao thị (Đài Loan), Velvet persimmon hay Velvet apple (nhiều nước nói tiếng Anh) và Pommier velours (nhiều nước nói tiếng Pháp).
Cây hồng nhung trồng khoảng 4 - 6 năm tuổi sẽ cho trái, tùy điều kiện thổ nhưỡng. Tuy nhiên, một số cây thì không cho trái hoặc ra hoa nhưng không đậu trái, hiện tượng này được gọi là trồng cây “đực”. Quả cây hồng nhung dù không ăn ngon miệng, nhưng được sử dụng để thờ cúng.
Cây hồng nhung chủ yếu hiện nay được ươm bằng hạt, nên thời gian để phát triển cây này là khá lâu, không đủ cây con để cung ứng cho thị trường, tỷ lệ hạt nảy mầm thấp.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn