Cây cứt lợn - Tác dụng và cách sử dụng

Cây cứt lợn (Ageratum conyzoides) là loài cây thuộc họ Cúc. Cây này được sử dụng như một loại thuốc và còn có những tên gọi khác như cây hoa ngũ vị, cây bù xít, thắng hồng kế, cỏ hôi, cỏ thúi địt.
Cây cứt lợn:
Cây cứt lợn
Cây cứt lợn

Cây cứt lợn là cây gì?

Cây cứt lợn (tên khoa học Ageratum conyzoides), còn gọi là cây hoa ngũ vị, cây bù xít, thắng hồng kế, cỏ hôi, cỏ thúi địt (địt ở đây có nghĩa là rắm), là một loài cây thuộc họ Cúc. Cây thường được dùng như một loài cây thuốc.

Thành phần hóa học và công dụng dược lý của cây cứt lợn

Cây cứt lợn chứa tinh dầu, alcaloid và saponin. Theo Đông y, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát; vào 2 kinh Thủ thái âm Phế và Thủ quyết âm Tâm bào.
Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thủng, trục ứ. Dùng chữa cảm mạo phát sốt, các chứng bệnh yết hầu sưng đau, ung thủng, mụn nhọt... Sách Quảng Đông trung dược còn nói dùng để trị bệnh sa tử cung và u tử cung.

Các bài thuốc và ứng dụng của cây cứt lợn

  1. Chữa viêm xoang: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.
  2. Chữa rong huyết sau khi sinh nở: 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
  3. Trị các chứng bệnh ở yết hầu (bao gồm cả bạch hầu): Hái chừng 30 - 60 g lá cây hoa cứt lợn tươi; giã nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm nước và đường phèn vào, chia 3 lần uống trong ngày; cũng có thể lấy lá phơi khô, tán mịn, dùng làm thuốc bột - ngậm và nuốt dần xuống họng.
  4. Trị nhọt độc sưng đau: Nhổ cả cây hoa cứt lợn, rửa sạch, trộn với cơm nguội, thêm chút muối, trộn đều, giã nát, đắp vào chỗ có bệnh.
  5. Trị "ngư khẩu tiện độc" (chỉ nên tham khảo, vì cần tìm hiểu thêm): Lá cây hoa cứt lợn tươi 100 - 120 g, trà bính 15 g. Tất cả đem giã nát, hơ nóng rồi đắp vào chỗ bị bệnh.
  6. Sưng đau do giãn gân, sái xương: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn khô, cho vào lò đốt cháy và hun khói vào chỗ đau.
  7. Cảm mạo phát sốt: Lấy cây hoa cứt lợn tươi 60g, sắc nước uống.
  8. Ngoại thương xuất huyết: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương.
  9. Mụn nhọt mưng mủ chưa vỡ: Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, thêm chút đường đỏ, gĩa nát đắp vào chỗ bị thương.
  10. Nga khẩu sang, đinh nhọt sưng đỏ: Lấy 10 - 15 g cành và lá cây hoa cứt lợn, sắc nước uống.
  11. Sốt rét, cảm mạo: Lấy 15 - 20 g cành và lá cây hoa cứt lợn khô, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày.
  12. Phong thấp đau nhức, gãy xương (sau khi đã cố định lại): Lấy một nắm cây hoa cứt lợn tươi, giã nát, đắp vào chỗ đau.
Theo  wikipedia.org

Những lưu ý khi sử dụng cây cứt lợn

  • Liều dùng khi uống trong: từ 15 - 30 g khô (hoặc 30 - 60 g tươi), sắc với nước uống hoặc giã vắt lấy nước cốt uống; dùng ngoài không kể liều lượng.
  • Cây cứt lợn có thể gây dị ứng hoặc phản ứng phụ ở một số người, nên tránh sử dụng quá liều.
  • Trong trường hợp bị các bệnh liên quan đến yết hầu, bạch hầu, u tử cung... cần phải được tư vấn và điều trị bởi các chuyên gia y tế.
  • Nếu sử dụng cây cứt lợn để tự điều trị, nên tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng của từng bài thuốc.

Như vậy, cây cứt lợn là một loại cây thuốc có nhiều công dụng trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến yết hầu, bạch hầu, u tử cung... Tuy nhiên, việc sử dụng cây cứt lợn cần được thực hiện đúng liều lượng và cách dùng đúng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Vui lòng không copy bài viết từ website https://bancaycanhdep.com/ dưới mọi hình thức. Nguyễn Lâm không thích điều này. Tất cả Nguyễn Lâm viết phục vụ cho khách hàng 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Các Loại Cây cảnh đang bán chạy

cây cảnh bán chạy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây