Cây dổi là một loại cây rừng được trồng hoặc mọc tự nhiên nhiều ở khu vực rừng núi phía Bắc tại các tỉnh như: Điện Biên, Hòa Binh, Lai Châu, Sơn La. Cây dổi rừng thuộc dòng gỗ lớn cây cổ thụ lâu năm.
Nó bao gồm nhiều loại giổi ăn hạt, dổi lấy gỗ, dổi xanh, dổi nếp, dổi bắc, dổi Hòa Bình. Chú ý cây dổi có 2 loại giổi hạt (Michelia tonkinensis) và giổi xanh (Michelia mediocris). Dổi xanh hạt đắng không ăn được mà chỉ trồng để lấy gỗ.
Cây dổi có thân mọc thẳng khi trưởng thành có thể cao tới 30m, đường kính 5-7 m. Thân dổi màu sáng nhẫn bóng, phần non có tơ mịn nhỏ sau mất dần. Hoa dổi thơm, có màu vàng nhạt có 9 cánh chia nhiều lớp. Hoa ra tháng 3-4 và cho thu hoạch quả vào tháng 9-10 hàng năm.
Quả dổi mọc dạng chùm, có hình dạng gần giống củ lạc bên trong chứa từ 1-4 hạt, vỏ quả màu xanh bóng. Hạt giổi tươi có màu đỏ đậm rất đẹp mắt, khi phơi khô chuyển dần sang màu nâu đen.
Cây dổi có hai loài chính là Dổi ăn hạt (Michelia tonkinensis) và dổi xanh (Michelia mediocris) với đặc điểm riêng biệt. Hạt của cây dổi xanh chứa hàm lượng chất đắng nên không ăn được.
Được phân bố ở những vùng núi có độ cao từ 700-1.500m, cây dổi là loài đặc hữu của Việt Nam. Chủ yếu được tìm thấy ở các vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Ngoài việc được sử dụng trong ngành dược phẩm, cây dổi còn được trồng để làm cảnh quan cho các khu vườn, công viên. Bên cạnh đó, các loài chim cũng thường xuyên đến cây dổi để ăn quả và tìm kiếm nơi trú ngụ.
Cây dổi xanh được trồng để lấy gỗ và giống dổi hạt để lấy hạt. Cây dổi ghép trồng sau 3-4 năm là bắt đầu thu hoạch quả hạt. Hạt dổi là một loại gia vị đượ sử dụng nhiều như vị thuốc trong ẩm thực dân tộc Tây Bắc.
Hạt có vị cay nhẹ thơm nồng kích thích vị giác làm tăng sự ngon miệng. Giá hạt dổi khô từ 800 nghìn - 1.5 triệu /cân. Do đó cây hạt dổi còn được gọi là "cây có hạt đắt như vàng".
Gỗ dổi thuộc về loại gỗ quý, có đặc điểm có mùi thơm, ít mối mọt, gỗ thẳng liền khối được dùng để làm đồ đạc làm tủ bàn ghế, làm nhà. Gỗ dổi là loại gỗ quý có giá từ 25-35 triệu/m3.
Cây dổi là một loài cây quý giá của vùng núi phía bắc. Nó được trồng chủ yếu để tạo ra gỗ chất lượng cao, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Ngoài ra, cây dổi còn có nhiều giá trị khác, chẳng hạn như các phần của cây có thể được sử dụng để chữa bệnh, hoặc nó có thể được trồng như một cây cảnh để tạo cảnh quan đẹp.
Tuy nhiên, do sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và các vấn đề liên quan đến môi trường, số lượng cây dổi đang giảm dần. Vì vậy, việc bảo vệ và tăng cường sự phát triển của cây dổi là rất quan trọng để bảo vệ sự đa dạng sinh học của khu vực phía bắc núi và đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực này.
Cây dổi sinh trưởng tốt trong môi trường tự nhiên ở các khu vực vùng núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đaklak. Thích hợp trồng vùng đồi núi. Cây có sức sinh trưởng tương đối nhanh và mạnh, ít thấy xuất hiện sâu bệnh.
Cây không kén đất trồng, có thể trồng ở khu vực có độ dốc cao, trồng xen các loại cây ăn quả khác do đặc tính hướng sáng vươn lên cao không gây cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng.
Với giá trị kinh tế cao và tiềm năng trồng cây dổi lấy hạt tốt, việc tìm hiểu về loài cây này sẽ có lợi cho những người quan tâm đến nông nghiệp và kinh tế địa phương.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn