Cây Hồng là một loài cây ăn trái thuộc chi Thị. Nó là một cây trồng phổ biến tại nhiều khu vực trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, và nhiều nơi khác. Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống; cỡ nhỏ đường kính dưới 1 cm cho tới cỡ lớn đường kính đến 9 cm. Dáng quả hình cầu, hình con cù, hay dạng quả cà chua bẹp. Đài hoa thường dính với quả khi chín.
Loài hồng phổ biến nhất là hồng Nhật Bản (D. kaki), một loài cây thay lá, thường rụng lá khi ra quả. Cây hồng được trồng khắp miền Đông Á, đến thế kỷ 19 thì du nhập vào California và châu Âu.
Hồng mòng (Hachiya) có dáng con cù và vị chát khi còn xanh. Phải đợi thật chín mềm mới ăn được. Rấm hồng mòng có thể dùng ánh sáng, khí nóng, trấu, cồn, thán khí hay êtilen để ép chín. Loại hồng ngâm được đem ngâm nước tro để trái hồng biến chất, mất vị chát.
Hồng giòn (Fuyu) có dáng hình bẹp và tannin mất rất nhanh nên trái có thể ăn được sớm hơn. Thời vụ trồng khoảng tháng 6 hàng năm, sau 3 năm cây sẽ cho quả. Cây thường ra hoa vào tháng 3 âm lịch và cho quả chín đến hết tháng 8 âm lịch.
Quả hồng có thể ăn tươi hay phơi khô. Hồng khô cần hai đến ba tuần phơi ngoài trời rồi sấy thêm trước khi thành phẩm. Trong các nhà hàng Hàn Quốc, hồng phô mai (hồng bọc phô mai) là món ăn tráng miệng phổ biến. Ở Nhật Bản, người ta ăn hồng cùng với udon, soba hay làm bánh tráng miệng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn