Cây mật nhân: Đặc điểm, công dụng và phân bố

Cây mật nhân là cây gì? Cùng Bán Cây cảnh đẹp tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và phân bố của Cây mật nhân trong tự nhiên
Cây mật nhân:
cây mật nhân
cây mật nhân

Cây mật nhân là cây gì?

Cây mật nhân (Eurycoma longifolia), còn được gọi là bá bệnh, bách bệnh, mật nhơn hay bá bịnh, là một loại cây có hoa thuộc họ Simaroubaceae, loài bản địa ở Malaysia và Indonesia, phân bố ít hơn ở Thái Lan, Việt Nam, Lào và Ấn Độ. Tất cả các bộ phận của cây (ngoại trừ hoa) đều được sử dụng làm thuốc, nhưng rễ cây được sử dụng nhiều nhất.

  • Tên khoa học: Eurycoma longifolia
  • Chi (genus): Eurycoma
  • Giới (regnum): Plantae
  • Họ (familia): Simaroubaceae
  • Loài (species): E. longifolia
Cây chủ yếu mọc dưới tán của những vòm cây lớn hơn, thân mọc thẳng, từ thân chính phân ra khá nhiều nhánh nhỏ. Lớp vỏ bao bọc bên ngoài thân cây màu trắng xám hoặc vàng ngà. Toàn bộ cây đều có lông. Nhiều bộ phận của cây, gồm vỏ thân, quả, lá, thân rễ... đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, ngoại trừ hoa cây.

Đặc điểm cây mật nhân

lá cây mật nhân
 
Đặc điểm cây mật nhân Miêu tả
Thân Gỗ, cao tới 10-15m, thân mảnh
Dạng lá kép, số lượng lá nhỏ trên mỗi lá kép thường là trên 10 lá, sắp xếp cân xứng với nhau thành 2 hàng
Hoa Tập trung theo từng cụm, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm hơi nâu một chút, kèm theo phần lông bao phủ, mỗi bông hoa có 5 hoặc 6 cánh
Quả Tương tự quả trứng nhưng dẹt, kèm theo phần rãnh rộng từ 1cm đến 2cm, chuyển sang màu nâu đỏ khi già đi, bên trong quả luôn chứa 1 hạt
Rễ Dạng rễ cọc với màu vàng nhạt

Công dụng của cây mật nhân

Cây mật nhân nổi tiếng với khả năng cải thiện đời sống sinh lý nam, giảm căng thẳng, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị xơ gan,... cùng hàng loạt tác dụng nổi bật với sức khỏe khác. Theo Y Học Cổ Truyền, cây mật nhân có tính mát, vị đắng không độc và quy vào kinh Thận, Can.

Nghiên cứu từ các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng vỏ cây mật nhân chứa hàm lượng lớn chất urycomalacton (chất gây đắng) và nhiều hoạt chất gồm camopesterol, quasin, 2,6 – dimetoxybenzoquinon, bsitorol, alcaloid (10 – dimethoxycanthin, carbolin), triterpen (piscidinol A, niloticin, hyspidron), quassinoid (eurycomalacton, longilacton, 15-β-dihydroxyklaineanon).

Cây mật nhân được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh, và toàn bộ cây đều được sử dụng làm thuốc. Thu hái dược liệu quanh năm, quả cây được rửa sạch và đem phơi khô ngay; rễ, vỏ cây và thân cây đem chặt thành từng đoạn nhỏ rồi sấy hoặc phơi khô.

Dược liệu sau khi sơ chế được bào chế thành bột thô, bột mịn hoặc chiết xuất chất lỏng từ gốc cây hoặc chiết xuất bổ sung dạng viên, bảo quản trong túi ni lông hoặc hũ thủy tinh được thắt chặt miệng và cất trữ ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt làm ẩm mốc dược liệu.

Phân bố cây mật nhân

Cây mật nhân được tìm thấy lần đầu tiên ở Malaysia và Indonesia, sau đó cây được phát hiện ở nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nhiều tại các tỉnh miền Trung, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Cây ưa sống ở những vùng núi có độ cao dưới 1000 mét hoặc các khu vực trung du, hay những vùng đồi có chiều cao thấp.

Vui lòng không copy bài viết từ website https://bancaycanhdep.com/ dưới mọi hình thức. Nguyễn Lâm không thích điều này. Tất cả Nguyễn Lâm viết phục vụ cho khách hàng 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Các Loại Cây cảnh đang bán chạy

cây cảnh bán chạy
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây